Bố cục đầy đủ của một cuốn hồ sơ năng lực

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
Cũng như các profile thông thường khác, trong phần giới thiệu doanh nghiệp, profile nên đưa được những thông tin tổng quan và đầy đủ về doanh nghiệp một cách ngắn gọn và súc tích.
Trong đó thường sẽ có các phần sau:
• Thư ngỏ (Lời mở đầu)
• Thông tin chung (Thông tin Pháp lý)
• Quá trình hình thành phát triển
• Tầm nhìn
• Sứ mệnh
• Giá trị cốt lõi
• Sơ đồ tổ chức
• Lĩnh vực kinh doanh, điểm khác biệt của doanh nghiệp

PHẦN 2: NĂNG LỰC CÔNG TY
• Năng lực nhân sự
Phần này cần trình bày rõ số lượng nhân sự, trình độ nhân sự ở các bậc học, thâm niên kinh nghiệm (nếu có chứng chỉ chứng nhận nên đưa vào)

• Năng lực tài chính
Trình bày sơ đồ tăng trưởng, vốn điều lệ, thể hiện doanh thu 3-5 năm gần nhất. Nói thêm về các mối quan hệ với các đối tác, ngân hàng sẵn sàng ủng hộ vấn đề tài chính.
• Năng lực công nghệ, thiết bị, cơ sở vật chất.
Đưa ra hình ảnh, số lượng máy móc, phần mềm dùng để phục vụ trong việc sản xuất kinh doanh. Cùng với con người thì cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng đóng góp vào chất lượng dịch vụ. Do chất lượng này không hữu hình nên việc nhấn mạnh tới sự vượt trội trong các yếu tố đầu vào của dịch vụ sẽ là một lời hứa hẹn về chất lượng mà khách hàng mong muốn. Ví dụ: Thiết bị của doanh nghiệp bạn có xuất xứ uy tín? Công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế? Nhân viên thực hiện dịch vụ được đào tạo bài bản?…
PHẦN 3: HỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TY
• Kinh nghiệm, thâm niên trong các lĩnh vực công ty kinh doanh
• Danh sách dự án đã từng làm
Phần này cần đưa càng nhiều càng tốt dạng danh sách thường được sắp xếp theo năm hoàn thành hoặc theo thứ tự giá trị dự án.
• Hình ảnh dự án kèm thông tin dự án
Hình ảnh cần đưa chân thực, rõ nét nhất, kèm thông tin dự án. Lưu ý chỉ đưa những dự án phù hợp với lĩnh vực chuẩn bị thầu hoặc những dự án lớn để quảng bá.
• Hình ảnh, tên đối tác khách hàng

Danh sách đối tác cũng khá quan trọng trong việc thể hiện được bề dày kinh nghiệm của doanh nghiệp, và cho thấy đây là một doanh nghiệp uy tín được tin tưởng bởi nhiều đơn vị trong ngành.
• Chứng nhận của Khách hàng
Như đã nói, chất lượng dịch vụ được đo lường bởi cảm nhận khách hàng và sẽ được đánh giá rất khác biệt nhau theo từng khách hàng một. Doanh nghiệp có thể cân nhắc đưa vào profile một số chứng nhận dịch vụ của khách hàng, tương tự như phần công trình hoặc dự án trong một số ngành khác.
Trên đây là một vài gợi ý chung về thiết kế profile cho một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Với mỗi ngành nghề, yêu cầu có thể sẽ có khác biệt đôi chút. Để nhận thêm những tư vấn chuyên sâu cho doanh nghiệp của mình, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi.
Liên hệ để được tư vấn chi tiết về từng lĩnh vực của Quý Doanh nghiệp: 0346 111 668 – 0773 111 668

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *